Thức khuya là thói quen phổ biến của nhiều người, đặc biệt là trong quá trình học tập hay công việc. Mặc dù việc thức khuya có thể đem lại sự tiện lợi trong thời gian làm việc hoặc học tập, nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe nếu thực hiện quá thường xuyên. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thức khuya mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu áp dụng những phương pháp sau đây.
I. Thời gian ngủ hợp lý dành cho từng độ tuổi

Trước khi tìm hiểu các cách thức khuya an toàn, chúng ta cần hiểu rõ về nhu cầu giấc ngủ của cơ thể. Mỗi độ tuổi có thời gian ngủ khác nhau, và việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn:
- Người lớn trên 65 tuổi: 07 đến 08 giờ
- Người lớn từ 26 đến 64 tuổi: 07 đến 09 giờ
- Thanh niên từ 18 đến 25 tuổi: 07 đến 09 giờ
- Thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi: 08 đến 10 giờ
- Trẻ em từ 6 đến 13 tuổi: 09 đến 11 giờ
Vậy khi bạn thức đêm nhiều, bạn cần phải bù đắp giấc ngủ sao cho đủ và chất lượng để duy trì sức khỏe tốt.
II. Vì sao thức khuya nhiều lại gây hại đến sức khỏe?

Thức khuya và thiếu ngủ có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho cơ thể, chẳng hạn như:
- Thiếu tỉnh táo: Ngay cả khi chỉ thiếu 1,5 giờ ngủ, bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu tỉnh táo.
- Trí nhớ suy giảm: Giấc ngủ không đủ sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin của bạn.
- Căng thẳng và lo âu: Thức đêm nhiều khiến cơ thể không đủ thời gian hồi phục, dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo âu.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: Thiếu ngủ có thể khiến bạn giảm khả năng tham gia các hoạt động thường ngày và tập thể dục.
- Rối loạn sức khỏe lâu dài: Đây là một tác hại thức khuya gây ra cho cơ thể, bạn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ, hay trầm cảm.
III. Thức khuya “an toàn” – Áp dụng những phương pháp sau
Dù bạn có những lý do riêng để thức khuya, hãy áp dụng những phương pháp sau đây để giảm thiểu tác hại của việc thức đêm nhiều:
1. Thiết lập lịch trình ban ngày hợp lý
Nếu phải bắt buộc phải thức khuya, bạn cần phải thay đổi lịch trình ban ngày để phù hợp với lịch thức đêm. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đừng quên tạo ra không gian làm việc thoải mái và tập trung để làm việc hiệu quả suốt đêm.
2. Duy trì lịch ngủ nhất quán

Khi thức khuya, bạn cần duy trì một lịch trình ngủ đều đặn vào những ngày nghỉ. Hãy ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí có thể ngủ bù vào ban ngày để cơ thể phục hồi và duy trì sức khỏe. Duy trì lịch ngủ này sẽ giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học, hạn chế các vấn đề do thức khuya gây ra.
3. Ngủ trưa để nạp lại năng lượng
Nếu có thể, hãy tranh thủ một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Một giấc ngủ ngắn từ 10 đến 20 phút có thể giúp bạn tỉnh táo hơn mà không cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy. Nếu bạn có thói quen thức đêm thường xuyên, giấc ngủ trưa là một giải pháp tuyệt vời để giảm thiểu ảnh hưởng của việc thức khuya.
4. Tích trữ đồ ăn nhẹ lành mạnh

Một trong những cách giữ năng lượng khi thức khuya là chuẩn bị đồ ăn nhẹ lành mạnh. Các loại hạt, trái cây, sữa chua hay rau củ sẽ giúp cung cấp năng lượng bền vững, thay vì những món ăn nhanh chứa nhiều đường hay muối, khiến bạn dễ buồn ngủ hơn.
5. Làm việc trong môi trường có ánh sáng
Nguyên nhân thức khuya hầu hết là vì khối lượng công việc quá lớn, vì vậy khi làm việc vào ban đêm, hãy chắc chắn rằng môi trường làm việc của bạn đủ sáng để não bộ nhận ra rằng bạn vẫn đang ở trong trạng thái ban ngày. Ánh sáng mạnh sẽ giúp bạn duy trì sự tỉnh táo và không cảm thấy buồn ngủ.
Xem thêm: TÌM HIỂU VÀ CẢI THIỆN CHỨNG NGỦ RŨ
Mặc dù thức khuya có thể mang lại một số lợi ích trong công việc hay học tập, nhưng nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để hạn chế tác hại thức khuya, bạn cần duy trì một lịch trình ngủ khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, và tạo môi trường làm việc thoải mái. Chỉ khi thực hiện các phương pháp này, bạn mới có thể thức khuya mà không hại đến sức khỏe.